Giới thiệu chung
Thụy Sĩ (tiếng Đức: Schweiz; tiếng Pháp: Suisse; tiếng Ý: Svizzera; tiếng Romansh: Svizra), quốc danh hiện tại là Liên bang Thụy Sĩ (tiếng Latinh: Confœderatio Helvetica) là một quốc gia không giáp biển thuộc khu vực Tây Âu, với dân số khoảng 7.5 triệu người. Thụy Sĩ là quốc gia theo thể chế cộng hòa liên bang gồm 26 bang với thủ đô là thành phố Berne và hai trung tâm kinh tế lớn là Genève và Zurich.
Do vị trí địa lí đặc biệt nằm giữa nhiều nước lớn nên ngôn ngữ của Thụy Sĩ rất đa dạng. Đất nước này có tới 4 ngôn ngữ chính thức là tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Ý và tiếng Romansh. Bên cạnh đó, Thụy Sĩ còn là nước có truyền thống lịch sử về sự trung lập. Đất nước này không xảy ra bất kỳ một cuộc chiến tranh nào từ năm 1815 đến nay và là trụ sở của nhiều tổ chức quốc tế quan trọng như Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế, Tổ chức Thương mại Thế giới.
Thụy Sĩ là một quốc gia nhiều đồi núi với những phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp trên dãy núi Alps như những đỉnh núi cao, những dòng sông băng và nhiều hồ nước đẹp. Đất nước này còn nổi tiếng về ngành công nghiệp sản xuất đồng hồ và được biết đến như một trong những nền kinh tế thịnh vượng nhất thế giới.
Kinh Tế
Thụy Sĩ nghèo tài nguyên thiên nhiên, là đất nước của đồi núi, có trên 40 dãy núi cao trên 4.000 m so với mặt nước biển với dãy núi Alps nổi tiếng thế giới. Song, Thụy Sĩ lại có mức độ phát triển kinh tế vững mạnh và đáng nể trên toàn cầu. Tuy là nước nhỏ về diện tích, dân số, nghèo tài nguyên thiên nhiên nhưng Thụy Sĩ có vị trí quan trọng về kinh tế-tài chính và hệ thống Ngân hàng uy tín đặc biệt nổi tiếng nhất trên toàn cầu. Thụy Sĩ là một nước công nghiệp phát triển cao ở châu Âu, trong đó có nhiều ngành đạt trình độ hàng đầu trên thế giới như: cơ khí chế tạo (nổi tiếng nhất thế giới về sản xuất đồng hồ chính xác và sang trọng), điện cơ, hóa chất, dược phẩm, thuốc tân dược, tài chính-ngân hàng, du lịch, đồng hồ, đồ trang sức, dịch vụ và bảo hiểm. Ngoại thương đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Tỉ trọng các ngành kinh tế:
- Nông nghiệp: 4,80%
- Công nghiệp: 24,90%
- Các ngành dịch vụ: 70,40%
Một số số liệu kinh tế:
- Tổng sản phẩm quốc dân (GNP): 245,80 tỉ US$
- TNQD theo đầu người (GDP): 59.536.8 US$
- Thu nhập bình quân mỗi tháng 4,439 CHF/ $6,715 CHF
- Tăng trưởng kinh tế: -0,3%
- Xuất khẩu: 78,9 tỉ US$
- Nhập khẩu: 80,1 tỉ US$
Sau nhiều năm liền kinh tế phát triển mạnh, năm 2003 kinh tế Thụy Sĩ gặp nhiều khó khăn, nhiều ngành kinh tế mũi nhọn như chế tạo máy, thiết bị điện tử, sản xuất thép, cơ khí chính xác gặp nhiều khó khăn, ngoại thương giảm sút, thất nghiệp tăng (2,4%), lạm phát 1,2%. Năm 2004 kinh tế Thụy Sĩ đã trở nên ổn định hơn.
- Đơn vị tiền tệ: Franc (CHF.) - (tỷ giá: 1USD = 1,22 CHF.)
Đối ngoại
Thụy Sĩ theo đuổi chính sách đối ngoại trung lập nhằm giữ độc lập và bảo vệ lợi ích. Mục tiêu của chính sách đối ngoại là bảo vệ, tăng cường vị thế chính trị và kinh tế của Thụy Sĩ trên thế giới. Chính sách đối ngoại trung lập là công cụ quan trọng, xuyên suốt và là nội dung chủ yếu của nền ngoại giao Thụy Sĩ từ 1815 tới nay.
Thụy Sĩ nhấn mạnh chính sách đối ngoại phải dựa trên luật pháp. Luật pháp quốc tế là công cụ để bảo vệ quyền lợi các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia nhỏ và quan hệ quốc tế cần được tiến hành trên những nội dung, quy định của trật tự luật pháp quốc tế. Do đó, việc tôn trọng pháp luật quốc tế là điểm đặc trưng và nguyên tắc bất di bất dịch trong chính sách đối ngoại của Thụy Sĩ.
Thụy Sĩ chưa bao giờ thực hiện chính sách đối ngoại trung lập theo một định chế cứng nhắc, và sử dụng chính sách đối ngoại trung lập như một công cụ thích hợp trong từng thời kỳ để bảo vệ lợi ích của Thụy Sĩ. Chính phủ Thụy Sĩ cho rằng trong tình hình tuy chiến tranh lạnh đã kết thúc, nhưng tình hình chính trị-an ninh thế giới vẫn căng thẳng, mất ổn định, nguy hiểm, chính sách trung lập vẫn là một công cụ thích hợp cho việc thực thi chính sách đối ngoại và an ninh của Thụy Sĩ, và Thụy Sĩ cam kết không đứng vào bên nào trong các cuộc xung đột theo trách nhiệm và nghĩa vụ luật quốc tế quy định đối với các quốc gia trung lập.
Những mục tiêu chủ yếu trong chính sách đối ngoại trung lập của Thụy Sĩ thời kỳ này là:
- Bảo vệ, củng cố và tăng cường an ninh và hòa bình thế giới.
- Khuyến khích việc cùng tồn tại trong xã hội.
- Khuyến khích phát triển các quyền con người, dân chủ và nguyên tắc luật pháp.Thúc đẩy cho sự phát triển phồn vinh.
- Bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
Thụy Sĩ đã chính thức trở thành thành viên thứ 190 của Liên Hợp quốc ngày 10 tháng 9 năm 2002. Đây là biểu hiện sự điều chỉnh chính sách đối ngoại trung lập truyền thống mà Thụy Sĩ đã theo đuổi từ nhiều năm nay.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TƯ VẤN DU HỌC EDUWIN
Địa chỉ : 316/5/11A Hương Lộ 80, P.Bình Hưng Hòa B, Q.Bình Tân, Tp.Hồ Chí Minh
0909 391 795 – 0979 341 505
Đang truy cập: 2 Trong ngày: 9 Trong tuần: 400 Lượt truy cập: 722524 |
CÔNG TY TƯ VẤN DU HỌC EDUWINAddress: Tầng 1 - Tòa nhà SABAY, 99 Cộng Hòa, Phường 04, Quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam ☎️ Phone: 0905 552 715 – 0979 341 505 💌 Email: duhoceduwin@eduwin.edu.vn 🌎 Website: www.eduwin.edu.vn 🌎 Website: https://duhoceduwin.com |