DANH MỤC DU HỌC

GIÁO DỤC MỸ & VIỆT NAM, GIỐNG GÌ VÀ KHÁC GÌ?

dieumy2

EduWin xin chia sẽ bài viết của bạn Diệu My đang học sinh trung học tại một trường nội trú ở Mỹ là học sinh của EduWin như sau:

1. Điểm này Mỹ cũng giống Việt Nam, công lập – public và tư thục – private thậm chí cả trường quân đội – military cũng có, cả trường nam sinh – all boys và nữ sinh – all girls, từ đó sẽ chia thành Boarding School - nội trú hoặc Day School – trường bình thường )

2. Thông thường, phần lớn các trường công lập sẽ là Day school, do đó các du học sinh hay còn gọi là international student sẽ được tìm host family để ở cùng. Còn trường tư thục, với học phí đắt đỏ thì sẽ có dorm – kí túc xá cho học sinh. Theo mình thấy, học phí của hai loại trường public và private là ngang nhau nhưng chi phí ăn ở - living fees của những ai theo học trường private sẽ đắt hơn nhiều lần. Tuy nhiên không phải cứ Public school là 100% ở với host family mà Private school thì 100% ở trong dorm, cái đó tuỳ thuộc nhiều yếu tố ( trường có dorm hay không ) và cả bản thân gia đình học sinh nữa ( vì dorm đắt hơn host ).

3. Đối với người Mỹ, những gia đình có điều kiện sẽ cho con theo học Private school bởi vì chất lượng giáo dục, cơ sở vật chất và cả lí do tôn giáo nữa ( private chủ yếu là trường công giáo ). Cho nên gia đình của những học sinh trường tư thục đều có điều kiện kinh tế tốt, còn trường công lập thì được hỗ trợ học phí 100% ( cái này chỉ áp dụng cho citizens hoặc greencard thôi nha các chế ) ).

4. Ở Vn, học trường tư có nghĩa là có điều kiện tài chính nhưng học không tốt, trường công hoặc bán công là dành cho các top học sinh. Bên này ngược lại, mấy bạn giỏi toàn tập trung ở trường tư, vừa giỏi vừa giàu còn trường công cũng có học sinh giỏi nhưng so ra thì private school student vẫn hơn.

5. Tui cũng theo học trường private đây các bác ạ, nhưng có học bổng hỗ trợ nên chi phí được giảm đi kha khá.

dieumy3

6. Về tổng số môn học, nếu Việt Nam mỗi năm tầm 11 môn ( lớp pháp 13 môn ) thì bên này có tầm 22 môn cho 4 năm high school ( High school bên mỹ được từ lớp 9 đến năm 12 ), thực ra là 28 nhưng do các lớp như Math và English thì năm nào cũng phải học nên mình không tính vào, hoặc các lớp electives – tự chọn cũng làm danh sách nhiều thêm.

7. Vì lí do trên nên đừng mang suy nghĩ sang nước ngoài học lệch cho sướng, thích môn nào học môn đấy còn ở Việt nam dạy nhiều, cái gì cũng phải học. Không bao giờ có nhé, 11 môn mà giáo dục Việt Nam đưa vào cũng gần như là 11 môn bắt buộc đấy, người ta không có âm nhạc, thể dục, mỹ thuật thì người ta có các lớp elective, và năm nào cũng phải lấy. Cho nên đôi khi đừng quá tâng bốc nước khác mà vùi dập Việt Nam, có xấu cũng là nơi chúng ta sinh ra và lớn lên.

8. Việt Nam thì một tuần 5 ngày chia mười mấy môn đấy ra mà học, còn bên Mỹ thì một năm học = một thời khoá biểu, ngày nào cũng như ngày nào, tránh tình trạng đến trường quên mang sách là auto "em nhớ nhầm lịch ".

9. Việt Nam 6g55 vào lớp, 11g15 tan trường. Lớp pháp thì được tặng thêm vài buổi chiều, 17g15 rồi tan học cũng không muộn, sau đấy thì xách mông lên chạy đến các lớp học thêm, học ít thì 7g tối được về, học nhiều thì 9g cũng còn lay lắt trong lớp học thêm. -> tổng thời gian học 6 tiếng ( không học thêm ) – 12 tiếng ( có học thêm ).

10. Mỹ thì trường nào sớm cũng 7g30 mới là tiết một, tầm 2 giờ chiều thì tan. Trường năm nay của tui là 8g vào, 3g chiều xong. Không học thêm, ai yếu môn nào, có gì thắc mắc muốn hỏi thì hẹn trước giáo viên, sau giờ học quay lại học cùng người ta, thầy cô thấy mình tìm đến cũng hồ hởi. Miễn phí hoàn toàn vì người ta một phần nghĩ giảng bài mà học sinh không hiểu, trách nhiệm sẽ nằm ở họ. Nhưng tối đa cũng 5g là phải nghỉ, trừ ai tham gia các sport clubs thì tuỳ thuộc vào club. -> tổng thời gian học tròn 8 tiếng, giống người đi làm, nhưng bao gồm cả break và lunch.

11. Có thể các cậu thấy thời gian chênh lệch không nhiều nhưng thời gian chênh lệch đó, thay vì người ta dùng để hoàn thành homework sau đấy nghỉ ngơi, quây quần bên gia đình thì học sinh Vietnam cứ ở mãi ngoài đường chờ chở từ lớp học này sang lớp học nọ. Khi các cậu về đến nhà, mệt bở hơi tai nhưng cũng lo ăn vội ăn vàng để tiếp tục học bài cho ngày mai, cuối cùng nhìn lại, thời gian các cậu ở ngoài đường còn hơn thời gian ở nhà. Cha mẹ con cái cũng không có thời gian bên cạnh hỏi thăm nhau, vô tình tạo nên bức tường ngăn cách.

12. Lúc trước khi mình qua, thấy lịch học xong hai mẹ con có nói chuyện, chắc chắn thế nào cũng dư thời gian để nghỉ ngơi và liên lạc với mẹ nhưng KHÔNG có, HOÀN TOÀN không. Ngày nào đi học về, mở vở ra là đều có bài tập, ngày sớm thì 7g xong ( từ 3g30 đến 7g ), ra ăn tối nữa, tắm rửa phải nhanh nhanh để tầm 9g gọi mẹ là 10g được đi ngủ sớm. Mà ở dorm thì 10g cắt wifi, ai có LTE thì xài, 11g tắt điện và yên tĩnh cho người khác nghỉ ngơi. Còn ngày bận thì cứ vậy mà học, 7g ra ăn tối lại mò đến 11g chưa xong, lấy đèn ngủ với pin đt soi lên mà học ) ( nghe như những năm còn dùng đèn cầy đèn dầu mà học ấy nhờ nhưng mà sự thật đấy). À bạn nào ở host thì không sợ, đâu, làm gì cũng được miễn im lặng cho ba mẹ host nghỉ ngơi là được

13. Mỹ có lớp học thêm không? Có. Nhưng thường là online để học viên xếp được thời gian và chắc chắn sẽ không ảnh hưởng đến homework trên trường và những lớp này để dành cho ai mà rớt lớp năm trước thì lấy lại để đủ credit mà tốt nghiệp.

14. Mỹ không có lưu ban, hết năm thì lên lớp, rớt môn nào học lại môn nấy, đến lớp 12 không đủ credit thì mới phải học lại, còn lại các lớp trước không có trường hợp lưu ban. Không phải như Vn, nhiều khi một môn thể dục, mỹ thuật hay âm nhạc lại có thể ảnh hưởng đến quá trình của cả một năm học. Hay cả những chuyện hạnh kiểm cũng vậy, học sinh có đạo đức tệ bị đánh giá hạnh kiểm thì khi ở lại lớp cũng chẳng thêm được một lớp nào chuyên dạy đạo đức cả. Những chuyện hạnh kiểm thường đến từ việc vô lễ trong lời ăn tiếng nói hay trốn học hay chửi nhau trên mạng xã hội. Đối với hai trường hợp sau, trường phát hiện thì mời lên làm việc, qua lần thứ hai thì không cần đến trường nữa luôn ) Còn chuyện lời ăn tiếng nói thì được cái học sinh bên Mỹ không dám nói tục trước mặt giáo viên cho dù là hư hỏng đến mức nào NHƯNG bất mãn hay ghét thì nó luôn nói thẳng. Như năm ngoái, bạn mình nó sẵn sàng nói " I don't respect you because you don't deserve!" – Em không tôn trọng cô vì cô không xứng. Nói chung giáo viên thì người này người nọ, không phải ai cũng là người đàng hoàng nên không trách học sinh nói vậy.

15. Trường tư thì nghiêm khắc và chú trọng hàn lâm hơn trường công, trường tư có cả luật cho dress code hoặc using cell phone. Một số trường tư có yêu cầu đồng phục, nếu không thì cũng rõ ràng là áo có tay hoặc vai nhất định phải được che, cổ áo không sâu quá 10-15cm, váy dài qua gối, nếu trên gối thì không quá 5-7cm, tóc có nhuộm thì một màu, không có ombre, nhưng đen vàng lộn xộn được ( nói chung đừng trên đen dưới vàng xanh tím đỏ là được ). Cell phone chỉ được dùng trước và sau giờ học, như trường hiện tại của mình lén phén xài đi thì phạt $20 giam điện thoại. Còn trường công sao cũng được, dùng giờ nào cũng được, áo quần sao cũng được, đừng naked đi học thì thôi.

NẾU NHƯ AI NGHĨ HỌC BÊN NÀY DỄ THÌ NGƯNG TỪ ĐÂY CHO ĐỠ SỐC )

16. Học chương trình khác hoàn toàn ở Vn, cái gì mới cũng lạ nhưng không phải ngôn ngữ mẹ đẻ, trong lớp ai cũng nói tiếng anh, vậy có còn dễ không?

17. Những môn khoa học như toán, lí, hoá với những kí hiệu khoa học bằng tiếng anh luôn thì có còn dễ không? Đặc biệt Mỹ không dùng kg mà dùng ibs, không dùng cm or m mà là feet. Ngoài ra hoá, học đi các cậu ạ, rồi sẽ thấy hoá Vietnam hổng một lỗ to đùng. Và mình mình nghĩ Việt Nam nên bỏ chuyện phiên âm tên riêng, tên nước ngoài bởi vì khi các cậu sang đây, chẳng có ai tên Py-ta-go hay Men-đen, thậm chí cũng không có Hít-le luôn. Mình biết mục đích chỉ là để dễ phát âm (vì giáo viên không ai cũng nói được tiếng anh) và ghi nhớ, nhưng nếu muốn hoà nhập với thế giới thì đừng sử dụng những gì mang tính riêng biệt.

18. Việt Nam, 3 tuần thì có 1 bài kiểm tra 15 phút hay còn gọi là quiz , 5 tuần thì được một bài 45p – test. Một năm chỉ khoảng 3 quiz, 3 test, dò bài miệng thì 3 cột điểm, 1 final exam là xong. Bên này, giữa tuần quiz, cuối tuần test. Và chu kỳ này tuần hoàn đến cuối kì sẽ có final exam. Có nghĩa 1 tuần 5 ngày học đc 5 lessons thì làm một test, và việc này được lên lịch rõ ràng. Tức là ngày a thì có quiz abc mà ngày b thì test xyz, chính vì như vậy nên không bao giờ có cái gọi là "đột xuất" đâu nhé. Người ta sống và làm việc hay học tập đều có kế hoạch, không thể nào cứ tự nhiên mà làm đâu.

19. Chính vì test quiz liên tục cũng tăng cường khả năng nhớ bài của học sinh. Cho dù có đần đến đâu nhưng ngày nào cũng nhìn mãi một chữ không lẽ không nhớ, đến độ này mà không được thì lúc ấy bản thân bạn mới có vấn đề.

20. Những bạn nào muốn cuối năm GPA cao thì cứ take các lớp AP, IB, Honors. Extra nhiều ít tuỳ vào xếp loại lớp và cả trường đó nữa. Năm ngoái mình lấy lớp IB 6, cũng là max level của trường luôn. Thế là cái lớp 6 người, 5 bạn 12 và 1 con bé lớp 9 , lúc biết xong ai cũng sốc há há ). Năm nay thì hơi buồn, mang tiếng là lớp regular nhưng cô giáo lại chạy chương trình Honors, mà còn là English nữa chứ, muốn chớt luôn ㅠㅠ

21. Thường thường những lớp nâng cao có học sinh rất ít, không quá 10 người đâu.

22. Bên này thoải mái, môn nào lấy cũng được, học không nổi thì drop rồi turn back to regular class thôi. Lấy 6 lớp thì cả 6 lớp nâng cao cũng được, quan trọng theo nổi không. Tại mình thấy ở Việt Nam, nếu đã chuyên môn này thì không chuyên môn khác và nói chung có n rắc rối mình không hiểu được...

23. Nếu thấy lớp mình đang theo quá dễ thì mạnh dạn đến văn phòng xin nhảy lớp, người ta cho test, pass thì lên lớp thôi, đừng có sợ. Tại sao phải làm vậy? Để tiết kiệm thời gian, nếu các cậu hoàn thành credit trước năm 12 thì tốt nghiệp, nếu chỉ 2-3 điểm thì người ta để cho đại học, tại vì lên 12 không thể học 2-3 tiết rồi đi về nên người ta làm thêm option này cho các cậu.

24. SAT và ACT quan trọng hơn Ielts, TOEIC, TOEFFEL rất nhiều.

25. Cũng có người hỏi mình là kiểm tra tần suất dày đặc như vậy thì những học sinh không giỏi phải làm sao, người ta có gian lận không? Câu trả lời là có nhé ) Cho dù là mỹ thì vẫn là con người, vẫn có gian dối thôi. Gian lận thì dễ thôi, quan trọng bạn DÁM hay KHÔNG DÁM ) Hậu quả của việc này e là không đơn giản là trừ vài ba điểm hay không cho làm bài đau nhé. Thầy cô mà gặp trúng người, người ta đánh mark vào transcript thì sau này ảnh hưởng đến việc xin trường, xin việc lắm.

Những điều trên đến từ trải nghiệm thực tế mà mình có được từ việc học tập và sinh sống. Có thể mọi người thấy không đúng, hoặc không đến mức như mình nói, cũng là tuỳ thuộc thôi, đây là bài viết dựa trên quan điểm cá nhân mang tính chủ quan nhưng dù sao cũng là viết một cách thật lòng và chân thật nhất, không thêm không bớt chuyện nào cả. Và quan trọng một chuyện nữa.

Nếu như trong số các cậu, những ai có ý định đi DU HỌC, mình nhấn mạnh nhé, thì NGÔN NGỮ không phải thứ duy nhất mà các cậu cần có đâu! Những ai quen biết mình, đều biết mình là dân lớp pháp, 9 năm liền, trước khi vào lớp 1 đã học cùng với em họ, và được bà ngoại chỉ bảo rồi, mình không có khái niệm về tiếng anh, mình không phải mù tịt nhưng nếu thả mình vào một cái lớp toàn người mỹ không chắc mình cũng bơi mất. Nhưng các cậu biết không, ngôn ngữ, khi các cậu sống ở đâu đó sẽ thành thói quen, các cậu có thể không phát âm hay và chuẩn nhưng các cậu tuyệt đối không thể nghe không hiểu hay không đối đáp được. Cho nên ai quan niệm đi du học chỉ cần giỏi tiếng anh thì hãy thay đổi đi (mình không nói dẹp đi nhé vì có ngôn ngữ thì đỡ bỡ ngỡ hơn), hãy chịu khó hiểu những môn khác như : toán, lí, hoá, sinh. Lịch sử có thể không cần vì người ta dạy Sử Mĩ hoặc Sử châu Âu, Sử thế giới nhưng khi người ta hỏi về đất nước của mình không nhẽ lại nói rằng mình không biết? Về văn học thì kĩ năng viết lách, logic và chặt chẽ, biết dùng dấu câu là được, dù gì qua đây người ta cũng dạy lại. Tiếng anh muốn trau dồi đâu khó gì, chỉ cần đừng sống ở những nơi quá đông người Việt như California là được rồi còn lên trường đã có môi trường, về nhà có ba mẹ host, ở dorm có bạn có ba mẹ dorm nhưng những môn kia, lên trường các cậu phải học, nếu các cậu không biết gì hết thì làm sao? Bản thân mình không giỏi anh văn, bây giờ vẫn cố gắng học thêm mỗi ngày nhưng những môn khác, mình có kiến thức nên khi mình hiểu nghĩa thì mình sẽ bắt được mình đang học cái gì liền.

Tại sao nói Ielts, TOEIC, TOEFFEL không nhất thiết phải có?! Có thì tốt, vì nếu 3 năm học tại Mỹ rồi thì trường không yêu cầu ielts, toeic hay toeffel, thay vào đó bắt buộc thi SAT hoặc ACT lớp 11 hoặc sớm hơn, tuỳ vào trình độ bản thân, điểm càng cao thì đại học càng dễ xin. Bên cạnh đó cũng có thể đăng kí ôn thi các khoá online ở Việt Nam tuỳ thuộc hoặc hè được về Việt Nam thì tranh thủ đăng ký ôn luyện vì bên này người ta chỉ phát tài liệu cho mình tự làm thôi, không có sửa bài. Mình thấy Việt Nam còn có thi thử, canh giờ, sẽ giúp các cậu quen được với các manner để thi ( sorry khúc này quên mất manner tiến việt là gì :(( ).

Vậy là tui đã nói hết những gì tui biết rồi đó, nếu trong 25 điều trên còn chưa giải toả được nỗi thắc mắc của quý vị thì cứ hỏi thêm.

You are welcome for more questions

https://www.facebook.com/photo.php?fbid=2171684296405879&set=a.1418401088400874&type=3&theater


 

Đang truy cập: 4
Trong ngày: 59
Trong tuần: 425
Lượt truy cập: 765983

CÔNG TY TƯ VẤN DU HỌC EDUWIN

Address: Tầng 1 - Tòa nhà SABAY, 99 Cộng Hòa, Phường 04, Quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam

☎️ Phone: 0905 552 715 – 0979 341 505

💌 Email: duhoceduwin@eduwin.edu.vn

🌎 Website: www.eduwin.edu.vn

🌎 Website: https://duhoceduwin.com

Facebook: www.facebook.com/duhoceduwin

Skype: duhoceduwin

logo_dang_ky_voi_bo_cong_thuong